• Hỗ trợ trực tuyến

    1KINH DOANH BÁN LẺ 01

    Họ và tên: Mr.Kiên

    Tel: 0588 69 69 69

    Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    2KINH DOANH BÁN LẺ 02

    Họ và tên: Mr. Linh

    Tel: 0588 29 29 29

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    3KINH DOANH PHÂN PHỐI

    Họ và tên: Thu Phương

    Tel: 08 1313 3333

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH

    Họ và tên: Mr. Hùng

    Tel: 0986 27 28 21

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    5KỸ THUẬT 01

    Họ và tên: Vũ Hồng Kiên

    Tel: 0971 836 863

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    6KỸ THUẬT 02

    Họ và tên: Mr. Phúc

    Tel: 0899160777

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

  • Giỏ hàng 0
  • PC3D TOP
  • Hỗ trợ trực tuyến

    1KINH DOANH BÁN LẺ 01

    Họ và tên: Mr.Kiên

    Tel: 0588 69 69 69

    Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    2KINH DOANH BÁN LẺ 02

    Họ và tên: Mr. Linh

    Tel: 0588 29 29 29

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    3KINH DOANH PHÂN PHỐI

    Họ và tên: Thu Phương

    Tel: 08 1313 3333

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH

    Họ và tên: Mr. Hùng

    Tel: 0986 27 28 21

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    5KỸ THUẬT 01

    Họ và tên: Vũ Hồng Kiên

    Tel: 0971 836 863

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    6KỸ THUẬT 02

    Họ và tên: Mr. Phúc

    Tel: 0899160777

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

  • Giỏ hàng (0)
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Ai - Deep Learning Là Gì? Hướng dẫn Build PC Chuyên Chạy Ai - Deep Learning

Ngày đăng: 07/04/2022

Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, AI (viết tắt của từ Artifical Intelligence) hay được gọi là trí thông minh nhân tạo cũng được nhắc đến ngày càng nhiều trong các cuộc trò chuyện về công nghệ. Vậy cụ thể AI - Deep Learning là gìNên build PC chuyên chạy AI - Deep Learning như thế nào? Hãy cùng 3D Computer đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

 

AI - DEEP LEARNING LÀ GÌ?

AI (viết tắt của từ Artifical Intelligence) hay còn được gọi là trí tuệ nhân tạo là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc hệ thống máy tính) có khả năng mô phỏng quá trình suy nghĩ cũng như học tập và thậm chí là làm việc y như con người. Sự khác biệt lớn nhất của AI so với các lập trình logic trước kia nằm ở khả năng suy nghĩ độc lập của chúng. Nếu như trước đây các cỗ máy chỉ thao tác dập khuôn theo các logic mà con người đặt ra trước đó thì hiện tại Ai - Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ tự xem xét tình huống và đưa ra phương án tối ưu nhất trong từng trường hợp, từ đó tiết kiệm chi phí và giúp công việc vận hành một cách hiệu quả hơn.

 

 

Machine Learning (máy học) là một thuật ngữ rộng được dùng để chỉ hành động dạy máy tính cải thiện một nhiệm vụ mà nó đang thực hiện. Nói một cách dễ hiểu hơn là Machine Learning sẽ sử dụng thuật toán để phân tích những thông tin có sẵn từ đó học hỏi và đưa ra quyết định hoặc dự đoán về một thứ gì đó có liên quan. Thay vì tạo ra một phần mềm với những hành động đã được lập trình sẵn để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, máy tính sẽ được “huấn luyện” bằng cách sử dụng một lượng lớn dữ liệu và các thuật toán để học cách thực hiện nhiệm vụ.

 

 

Deep Learning là một tập hợp con của Trí tuệ nhân tạo, dựa vào các chương trình phức tạp khác nhau để bắt chước trí thông minh của con người. Deep Learning tập trung vào các phương pháp học lặp đi lặp lại để đưa máy móc đi sâu vào các tập dữ liệu khổng lồ, giúp nó hiểu được sự khác biệt, logic và đạt được kết luận dữ liệu đáng tin cậy. Thông qua Deep learning, máy móc có thể sử dụng các tệp hình ảnh, văn bản hoặc âm thanh để xác định và thực hiện các công việc y như con người. Những chiếc xe tự lái và trợ lý giọng nói mà bạn thường thấy hiện nay cũng chính là sản phẩm của Deep Learning.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA AI - DEEP LEARNING

 

 

AI - DEEP LEARNING đóng góp rất nhiều vào việc làm cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta thuận tiện hơn khi được áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ y tế cho đến thương mại và giải trí,...

  • Trợ lý ảo: Amazon Echo, Google Assistant, Alexa và Siri đều đang khai thác các khả năng học sâu để xây dựng trải nghiệm người dùng tùy chỉnh cho bạn. Chúng tìm hiểu tiếng nói để nhận ra giọng nói và ngữ điệu của bạn và mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời hơn bằng cách sử dụng các mạng lưới thần kinh để bắt chước không chỉ lời nói mà cả giọng điệu của con người.
  • Nhận dạng khuôn mặt: iPhone đã sử dụng AI-Deep learning để xác định các điểm dữ liệu trên khuôn mặt của bạn để mở khóa điện thoại từ đó giúp bảo vệ điện thoại tốt hơn.
  • Cá nhân hóa: Những ông lớn như Amazon và Netflix,... đang cố gắng khai thác nhiều hơn sức mạnh của Deep Learning để cung cấp cho người dùng một hệ thống mua sắm hoặc giải trí được cá nhân hóa theo sở thích, lượt tìm kiếm,...
  • Chăm sóc sức khỏe: Không chỉ thế AI - Deep Learning còn ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực y tế nữa. Từ trợ lý ảo cá nhân đến các bài thể dục phục hồi sức khỏe, máy tính đang ghi lại rất nhiều dữ liệu về tình trạng sức khỏe và tinh thần mỗi giây của bệnh nhân, giúp phát hiện sớm các bệnh.
  • Ô tô tự lái: Một chiếc xe không người lái có thể tự di chuyển dưới sự giúp đỡ của AI-Deep Learning bằng cách đưa cho nó hàng triệu tình huống, giúp nó học và xử lý, từ đó giúp người dùng có những chuyến đi an toàn và thoải mái hơn. Tất cả các dữ liệu từ các cảm biến, GPS, cho đến bản đồ địa lý đều được tích hợp trong quá trình học sâu để xác định đường đi, biển báo đường phố, đường nào tắc nghẽn,…

CÁCH BUILD PC CHUYÊN CHẠY AI - DEEP LEARNING

 

 

Một bộ máy tính cơ bản sẽ bao gồm 8 thành phần chính lần lượt là: CPU, GPU, RAM, Ổ cứng, Tản nhiệt, Bo mạch chủ, Nguồn, Case. Khi build PC phục vụ nhu cầu Trí tuệ nhân tạo AI và Deep Leaning chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

  • Bộ Vi Xử Lý – CPU: Đủ mạnh và Lanes PCIe để cung cấp cho GPU
  • GPU (Card đồ họa): Càng mạnh càng tốt và có vRam lớn
  • Bộ nhớ RAM: Nên lựa chọn RAM DDR4 hoặc RAM DDR5 với dung lượng càng lớn càng tốt, tối thiểu phải từ 32GB trở lên để chứa được nhiều dữ liệu mà không bị nén
  • Ổ cứng: Việc lựa chọn ổ cứng SSD M2 NVMe có dung lượng đủ lớn sẽ giúp việc chuyển dữ liệu từ ổ cứng sang Ram rồi đến GPU 1 cách nhanh chóng

Lựa chọn CPU

 

 

Với các cấu hình máy tính chuyên chạy AI - Deep Learning, tốt nhất chúng ta nên lựa chọn các bộ vi xử lý Intel Core i9 với nhiều nhân, nhiều luồng như i9 12900K, i9 13900K, i9 13900KSi9 10900x; i9 10980xe,.... để có thể cung cấp nguồn tài nguyên và xử lý đa nhiệm mượt mà nhất. Ngoài ra, Các hệ thống Dual XEON cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể lựa chọn khi khi hỗ trợ tới hai CPU, cho khả năng xử lý đa nhiệm dữ liệu cũng như số liệu được nhanh hơn cùng mức dung lượng RAM cực lớn, có thể lên tới cả Terabyte.

Chưa hết, đặc thù của những chiếc máy tính chuyên chạy AI - Deep Learning này là hoạt động hết công suất và liên tục 24/24, do vậy bạn cần phải lựa chọn các hệ thống ổn định nhất có thể.

Lựa chọn GPU (Card đồ họa)

Ngoại trừ CPU thì GPU cũng là phần cứng quan trọng không kém cho Deep learning. Như chúng ta đã biết, CPU giữ vai trò quan trọng trong việc tính toán của máy tính và việc tính toán ma trận trên một lượng dữ liệu lớn khiến CPU phải vật lộn và sử dụng rất nhiều tài nguyên, do đó việc xử lý đồ họa đã trở thành một thách thức lớn với nó. Với sự phát triển của game 3D, đòi hỏi cần có một đơn vị phần cứng thực hiện nhanh các phép tính ma trận và GPU đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.

 

 

Khả năng tính toán ma trận với tốc độ cao bằng cách sử dụng hàng ngàn lõi với băng thông lớn của GPU là điều kiện tiên quyết để Deep Learning quay trở lại sau một thời gian dài bị quên lãng. Dưới đây là các thông số mà chúng ta cần lưu ý khi lựa chọn GPU để đảm bảo thực hiện tốt các phép tính của Deep Learning

  • Băng thông bộ nhớ (Memory bandwidth) đây là thông số quan trọng nhất, liên quan đến khối lượng dữ liệu mà GPU xử lý được.
  • Sức mạnh tính toán (Processing power) cho biết tốc độ xử lý của GPU, được tính bằng số lõi CUDA nhân với tốc độ xung nhịp của từng lõi.

Kích thước VRAM (Video RAM size): Nếu bạn đang làm việc với các mô hình Computer Vision hay các mô hình có lượng dữ liệu lớn, thông số này sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng tính toán của GPU.

Xem ngay: Top 15 PC Workstation Đáng Mua Nhất Hiện Nay Theo Ngân Sách

Top 8 cấu hình PC chuyên chạy AI-Deep Learning đáng mua nhất 2023