1KINH DOANH BÁN LẺ 01
Họ và tên: Mr.Kiên
Tel: 0588 69 69 69
Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
2KINH DOANH BÁN LẺ 02
Họ và tên: Mr. Linh
Tel: 0588 29 29 29
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
3KINH DOANH PHÂN PHỐI
Họ và tên: Thu Phương
Tel: 08 1313 3333
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH
Họ và tên: Mr. Hùng
Tel: 0986 27 28 21
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
5KỸ THUẬT 01
Họ và tên: Vũ Hồng Kiên
Tel: 0971 836 863
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
6KỸ THUẬT 02
Họ và tên: Mr. Phúc
Tel: 0899160777
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
1KINH DOANH BÁN LẺ 01
Họ và tên: Mr.Kiên
Tel: 0588 69 69 69
Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
2KINH DOANH BÁN LẺ 02
Họ và tên: Mr. Linh
Tel: 0588 29 29 29
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
3KINH DOANH PHÂN PHỐI
Họ và tên: Thu Phương
Tel: 08 1313 3333
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH
Họ và tên: Mr. Hùng
Tel: 0986 27 28 21
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
5KỸ THUẬT 01
Họ và tên: Vũ Hồng Kiên
Tel: 0971 836 863
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
6KỸ THUẬT 02
Họ và tên: Mr. Phúc
Tel: 0899160777
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
Mặc dù nguồn máy tính sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu năng của hệ thống nhưng chỉ có một bộ nguồn tốt mới đảm bảo được an toàn cho các linh kiện bên trong, đồng thời cho phép PC hoạt động ổn định. Vậy linh kiện máy tính này là gì, có vai trò ra sao, cùng 3D COMPUTER tìm hiểu ngay!
PSU (Power Supply Unit) hay nguồn máy tính là thiết bị đóng vai trò chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC), cung cấp năng lượng cần thiết cho hệ thống máy tính hoạt động. Linh kiện máy tính này được coi như trái tim của hệ thống, và một PSU chất lượng sẽ đảm bảo cung cấp dòng điện ổn định với điện áp phù hợp cho toàn bộ hệ thống. Thông thường khi xây dựng một bộ máy tính, anh em thường ít chú ý đến việc chọn một PSU thích hợp, dẫn đến hiện tượng PC hoạt động không hiệu quả dù cấu hình mạnh.
Một bộ nguồn thường có rất nhiều thành phần, song những bộ phận sau là không thể thiếu:
Bộ nắn điện: Chức năng chính là chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Bộ biến áp: Điều chỉnh điện áp và dòng điện để phù hợp với yêu cầu của máy tính
Bộ lọc chỉnh lưu: Thành phần này giúp giảm thiểu biên độ gợn sóng trong dòng điện một chiều sau khi qua quá trình chỉnh lưu.
Bộ lọc nhiễu điện: Giảm thiểu vấn đề về nhiễu điện và xung điện từ nguồn cung cấp chính tới các linh kiện trong máy tính
Mạch ổn áp: Giữ cho nguồn cung cấp điện ổn định cho các linh kiện trong máy tính, đảm bảo rằng sự biến đổi về tải không gây ảnh hưởng
Mạch bảo vệ: Giảm thiểu thiệt hại cho máy tính trong trường hợp xảy ra sự cố.
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của PSU - nguồn máy tính sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều có điện áp thấp hơn, để phù hợp với yêu cầu của các thiết bị.
Nguồn máy tính được coi là nguồn phi tuyến, có nghĩa là điện áp đầu ra của nó được duy trì ổn định và được cách ly khỏi điện áp đầu vào. Điều này khác với nguồn tuyến tính, vốn phụ thuộc nhiều vào điện áp đầu vào và do đó khi hoạt động, dễ xảy ra sự cố hơn.
Nguồn máy tính được xem là “ trái tim” trong hệ thống máy tính, có tác dụng truyền và ổn định điện năng để hệ thống hoạt động. Nếu không có PSU, máy sẽ không thể khởi động và vận hành được.
Ngoài ra, một bộ nguồn hoạt động không hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của linh kiện, tuổi thọ cũng như sự ổn định trong quá trình vận hành của máy. Máy sẽ gặp phải nhiều lỗi: tự tắt nguồn, tự khởi động, chơi game bị lag, xem video bị giật, máy .
Bên cạnh đó, nếu chiếc máy của bạn sử dụng các loại card màn hình rời thì hậu quả sẽ là xuất hiện các ký tự lạ dù không gõ, bị phồng, nóng hơn bình thường. Đôi khi, nó còn khiến card đồ họa bị vỡ hình không báo trước.
Khi lựa chọn nguồn máy tính để xây dựng cấu hình PC, chúng ta cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật nào?
Công suất cung cấp của PSU được xác định bằng tổng của công suất cung cấp cho các thiết bị có trong hệ thống. Công suất tiêu thụ là chỉ số mà bạn phải chuyển đổi thành tiền để trả cho nhà cung cấp điện.
Để đảm bảo hoạt động bình thường của các thiết bị, công suất khả dụng cho một máy tính nên đạt ít nhất 350W trở lên. Các giá trị công suất mà nhà sản xuất ghi trên thông số kỹ thuật của nguồn khi bạn mua sản phẩm thường chỉ là trong điều kiện lý tưởng. Do đó, khi chọn mua PSU, bạn nên cộng thêm từ 100 - 150W để đảm bảo nguồn có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của máy tính.
Để đảm bảo hoạt động của máy tính, nguồn sẽ tiếp nhận dòng điện và chuyển đổi chúng thành năng lượng phù hợp cho từng thiết bị. Các dòng điện này được phân chia thành các đường dẫn riêng biệt, mỗi đường mang theo các ký hiệu và chức năng riêng:
Đường điện +3.3V: Xuất hiện trên PSU hiện đại từ khi chuẩn ATX được ra mắt, chủ yếu cung cấp năng lượng cho bộ nhớ chính. Dây biểu thị cho đường này thường có màu cam.
Đường điện +5V: Cung cấp điện cho bo mạch chủ và các linh kiện ngoại vi trên các CPU thế hệ thấp. Dây biểu thị cho đường này thường có màu đỏ.
Đường điện +12V: Cung cấp năng lượng cho ổ cứng, card đồ họa và CPU, đây là đường điện quan trọng nhất trong hệ thống nguồn máy tính. Dây biểu thị cho đường này thường có màu vàng.
Đường điện -5V: Sử dụng cho các mạch cấp điện cho khe cắm ISA trong các thiết bị cũ và ổ đĩa mềm, dây thường có màu đỏ.
Đường điện -12V: Sử dụng cho cổng Serial, ít xuất hiện trong hệ thống nguồn PC mới, thường có công suất thấp. Dây biểu thị thường có màu vàng.
Trong các đường điện, các đường dương (+) có tầm quan trọng cao hơn so với các đường âm (-) và chỉ số (A) của nó càng cao càng tốt. Ngày nay các đường điện âm thường được lược bỏ và còn xuất hiện rất ít trong các thiết bị trên thị trường.
Tùy theo loại máy tính bạn sử dụng, chuẩn nguồn sẽ khác nhau. Hiện tại, có hai chuẩn chính đang được sử dụng là chuẩn AT và chuẩn ATX.
Chuẩn nguồn AT (viết tắt của Advanced Technology), được áp dụng trong các dòng máy tính cũ. Đến nay chuẩn này đã ít được sử dụng do hiệu suất kém hơn so với ATX, công suất thấp và không hỗ trợ chế độ tắt tự động.
Chuẩn nguồn ATX: được coi là phiên bản mới thay thế cho chuẩn cũ AT, khắc phục được những hạn chế của nó. Để sử dụng, bạn chỉ cần bật tắt thông qua việc nối hai chân cắm hoặc sử dụng phần mềm. Nó cũng tự động ngắt nguồn khi gặp vấn đề về dòng điện và có công tắc tổng để tắt nguồn ra khỏi máy.
Các chuẩn đầu ra của nguồn máy tính hiện nay được phân thành nhiều loại, bao gồm:
ATX12V: Bao gồm jack chính có 24 chân và jack phụ có 4 chân cắm.
ATX 12V: Được hình thành từ jack chính có 20 chân và jack phụ có 4 chân cắm.
ATX: Bao gồm chỉ jack chính với 20 chân cắm.
EPS12V: Có jack chính với 24 chân và jack phụ với 8 chân cắm.
WTX: Chỉ chứa jack chính có 24 chân cắm.
Hiện nay, dây cắm của bộ nguồn được mã hóa bằng các màu sắc để giúp người dùng phân biệt dễ dàng. Ngoài các màu liên quan đến các đường điện, nguồn còn sử dụng dây màu đen, thường được gọi là "dây mát". Các dây này khi kết hợp tạo thành các chân cắm sau:
Dây cắm phụ 12V: Gồm 2 chân 12V và 2 chân đen.
Dây cắm Molex: Dùng để kết nối với ổ cứng, ổ quang, card đồ họa và quạt tản nhiệt cho bo mạch chủ cũ.
Đầu cắm ổ SATA: Có 2 đến 4 cổng kết nối dẹp dành riêng cho ổ cứng SATA.
Đầu cắm ổ đĩa mềm: Sử dụng cho ổ đĩa mềm trên các máy tính cũ, bao gồm 1 dây +5V, 1 dây +12V và 2 dây đen.
Đầu cắm nguồn chính: Dành cho mainboard với 20 hoặc 24 chân cắm nguồn chính.
Đầu cắm EPS12V: Sử dụng cho bo mạch chủ máy trạm thuộc hệ thống chuyên nghiệp, gồm 8 chân cắm.
Đầu cắm PCI-Express: Đây là chân cắm quan trọng nhất trong bộ nguồn máy tính hiện đại.
Khái niệm Hold-up Time là khoảng thời gian mà bộ nguồn có thể duy trì đường điện ra ở mức định mức thích hợp khi nguồn điện đầu vào bị ngắt. Thường thì tình huống này xảy ra khi điện bị mất đột ngột khiến máy tính không kịp phản ứng. Hiện nay, đối với các máy tính sử dụng chuẩn nguồn ATX, giá trị Hold-up Time thường nằm ở mức 17 mili giây
Chuẩn này được thiết lập để phản ánh hiệu quả của quá trình chuyển đổi trong nguồn máy tính PC. Nên ưu tiên lựa chọn bộ nguồn có chứng nhận 80Plus, vì chúng đều là sản phẩm có hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng.
Kích thước của PSU không đồng nhất và sẽ thay đổi tùy theo chuẩn nguồn. Đa số chúng có công suất từ 250 đến 1000W để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng. Kích thước chiều cao của sẽ nằm trong khoảng từ 63 đến 120mm, chiều rộng từ 85 đến 150mm và chiều dài từ 100 đến 175mm.
Để nhận biết là lựa chọn được nguồn máy tính phù hợp, chúng ta dựa vào các tiêu chí sau:
Điện áp đầu ra ổn định, chênh lệch không quá 5% điện áp ghi trên sản phẩm;
Công suất tiêu thụ gần bằng với công suất danh định và có khả năng tiết kiệm điện năng;
Có nhiều chuẩn đầu ra và chân cắm;
Sinh nhiệt vừa phải trong quá trình sử dụng;
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng: Corsair, Cooler Master, Xigmatek,...
Kích thước nguồn tương thích với hệ thống máy tính;
Hiệu suất chuyển đổi nguồn điện cao, không dưới 80% kể cả đầu vào lẫn đầu ra.
Công suất nguồn máy tính bao nhiêu là đủ cho bộ PC là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng nằm trong nhóm này, thì hãy truy cập vào website sau để được tính toán công suất tự động nhé. Truy cập Tại đây!
Sau khi điền chính xác các linh kiện sử dụng trong cấu hình PC của mình, hệ thống sẽ tự động tính toán và đưa ra ước lượng về mức công suất nguồn nên sử dụng. Các thuộc tính về linh kiện như bộ xử lý trung tâm (CPU), bo mạch chủ (motherboard), bộ xử lý đồ họa (GPU),... đều được cập nhật với các mẫu và thông số mới nhất, đảm bảo bạn có thể tính toán gần như chính xác mức công suất mình cần.
Một cách khác để xác định mức công suất cần thiết cho nguồn máy tính, đó là bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp từ các nhân viên kỹ thuật 3D COMPUTER. Một số gợi ý của chúng tôi đối với các cấu hình PC thường gặp:
CÔNG SUẤT NGUỒN |
CẤU HÌNH PHÙ HỢP |
300W - 350W |
CPU lõi đơn hoặc kép, 1 thanh RAM, đồ họa tích hợp, 1-2 ổ cứng |
400W |
CPU lõi kép, 2 thanh RAM, card đồ họa tầm thấp (không yêu cầu nguồn phụ), 2 ổ cứng |
450W - 550W |
CPU lõi tứ, 2-4 thanh RAM, card đồ họa tầm trung (yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 chân), 2-4 ổ cứng |
600W - 750W |
CPU lõi tứ, 4 thanh RAM, card đồ họa cao cấp (hai đầu cấp nguồn trở lên), 4 ổ cứng. |
Trên 750W |
Các hệ thống chạy 2 CPU và nhiều card đồ họa (SLI hoặc CrossFire). |
Hiện nay, trên thế giới có nhiều thương hiệu chuyên cung cấp nguồn máy tính chất lượng cao. Để có thể chọn được mẫu PSU tốt nhất cho bộ PC của mình, anh em nên tham khảo sản phẩm từ những nhà sản xuất và thương hiệu sau đây:
Antec: PSU của Antec được ưa chuộng với sự đa dạng trong dòng sản phẩm cao cấp, với nhiều tùy chọn về công suất khác nhau.
Cooler Master: Thương hiệu uy tín cung cấp nguồn máy tính chất lượng toàn cầu, được nhiều người Việt Nam tin dùng và sử dụng.
Corsair: Chuyên cung cấp các sản phẩm trong phân khúc giá rẻ, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng.
Gigabyte: Là một thương hiệu quen thuộc trên thị trường Việt Nam, với sự đa dạng về sản phẩm và lượng hàng cung cấp lớn.
Xigmatek: Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn được nhiều người quan tâm, nhất là với các sản phẩm nguồn máy tính giá rẻ nhưng lại được trang bị nhiều công nghệ hiện đại.
Trên đây là các thông tin về nguồn máy tính PSU, cũng như một vài kinh nghiệm chọn mua đến từ 3D COMPUTER. Nếu anh em đang tìm kiếm các mẫu PSU chất lượng, giá rẻ, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng nhanh chóng, nhiệt tình nhất nhé!
3D COMPUTER là địa chỉ build PC hàng đầu Hà Nội, cung cấp linh kiện máy tính giá rẻ, chính hãng. Các sản phẩm nguồn tại đây đều là sản phẩm chính hãng, fullbox 100%, được bảo hành theo quy chuẩn của nhà sản xuất. Tại cửa hàng và trên website có sẵn nhiều loại nguồn với công suất khác nhau 400W, 500W, 600W,... đến từ các thương hiệu uy tín hàng đầu hiện nay: Seasonic, Corsair, Cooler Master, Xigmatek, FSP,...
Liên hệ Hotline 0588.69.69.69 hoặc đến trực tiếp LK3C1, P. Nguyễn Văn Lộc, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội để tận hưởng các ưu đãi mới nhất hè 2023 từ 3D COMPUTER nhé!