1KINH DOANH BÁN LẺ 01
Họ và tên: Mr.Kiên
Tel: 0588 69 69 69
Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
2KINH DOANH BÁN LẺ 02
Họ và tên: Mr. Linh
Tel: 0588 29 29 29
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
3KINH DOANH PHÂN PHỐI
Họ và tên: Thu Phương
Tel: 08 1313 3333
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH
Họ và tên: Mr. Hùng
Tel: 0986 27 28 21
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
5KỸ THUẬT 01
Họ và tên: Vũ Hồng Kiên
Tel: 0971 836 863
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
6KỸ THUẬT 02
Họ và tên: Mr. Phúc
Tel: 0899160777
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
1KINH DOANH BÁN LẺ 01
Họ và tên: Mr.Kiên
Tel: 0588 69 69 69
Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
2KINH DOANH BÁN LẺ 02
Họ và tên: Mr. Linh
Tel: 0588 29 29 29
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
3KINH DOANH PHÂN PHỐI
Họ và tên: Thu Phương
Tel: 08 1313 3333
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH
Họ và tên: Mr. Hùng
Tel: 0986 27 28 21
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
5KỸ THUẬT 01
Họ và tên: Vũ Hồng Kiên
Tel: 0971 836 863
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
6KỸ THUẬT 02
Họ và tên: Mr. Phúc
Tel: 0899160777
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
Ngày đăng: 31/08/2023
Máy trạm có chơi game được không, hay có nên mua máy trạm workstation để chơi game là thắc mắc của rất nhiều anh em. Như chúng ta đã biết, đây là dòng máy được trang bị cấu hình cao hơn khá nhiều mặt bằng chung của máy tính trên thị trường, chuyên xử lý các tác vụ đồ họa, âm thanh, dựng phim, phục vụ nghiên cứu khoa học,... Tuy nhiên, dòng máy này có thực sự phù hợp cho các trải nghiệm giải trí, gaming đơn thuần? Cùng tìm hiểu ngay đáp án trong bài viết dưới đây nhé!
Workstation (hay còn gọi là máy trạm) là dòng máy tính chuyên dụng được thiết kế để thực hiện những công việc yêu cầu hiệu năng cao để chạy các ứng dụng kỹ thuật, khoa học tiên tiến, thường là các phần mềm nặng và phức tạp.
Phần lớn máy trạm được tạo ra để đáp ứng các công việc liên quan đến đồ họa và lập trình. Ngoài ra nó cũng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất máy móc và thiết kế mô hình 3D.
Ngoài những tác vụ chuyên biệt trên, máy trạm đôi khi còn đóng vai trò như một máy chủ (server) quản lý và xử lý dữ liệu khi cần thiết.
So với các máy tính thông thường, điểm đặc biệt của Workstation nằm ở phần cứng chuyên dụng. Điều này giúp máy có khả năng xử lý thông tin với tốc độ nhanh chóng, thực hiện các phép tính phức tạp một cách hiệu quả và cho ra kết quả ngay tức thì.
Với sự ưu tiên dành cho từng ngành nghề, các phần cứng của PC Workstation thường được thiết kế và tinh chỉnh để tối ưu phần mềm. Vì vậy, nhiều máy trạm thậm chí không nâng cấp lên phiên bản windows mới nhất mà duy trì hệ điều hành được nhúng thẳng hệ thống phần cứng, cố định HĐH sao cho chỉ đạt hiệu suất tối đa khi sử dụng HĐH đó.
Câu trả lời là có, bởi chúng cũng có sự tương đồng với các máy tính gaming thông thường, được trang bị CPU mạnh mẽ và card đồ họa rời để đạt hiệu năng cao. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Workstation không được tạo ra với mục đích chơi game. Thực tế, nhiều máy trạm có cấu hình mạnh mẽ hơn cả một PC gaming thông thường, có khả năng chơi những tựa game yêu cầu hiệu suất “không tưởng”.
Tuy vậy, đối với một số dòng card đồ họa cao cấp dành cho công việc như Quadro, khả năng hiển thị FPS của chúng lại không thể bằng với các loại card đồ họa gaming phổ thông hiện nay, trong khi mức giá lại cao hơn gấp đôi. Đơn giản bởi vì chúng được thiết kế để làm việc và bạn không thể ép buộc chúng phải làm đảm đương tốt cả các tác vụ Gaming.
Thực tế, đối với sinh viên ngành kỹ thuật hoặc những người mới ra trường, thường mong muốn xây dựng cấu hình PC vừa có khả năng làm việc vừa có khả năng giải trí. Điều này dẫn đến việc họ ưu tiên lựa chọn dòng Card GeForce thay thế cho Quadro. Nhưng điều này cũng vô tình làm sai lệch đi khái niệm về máy trạm Workstation, khi mục đích của nó không chỉ đơn thuần là phục vụ công việc nữa.
Tuy nhiên ở một góc nhìn khác thì việc sử dụng card đồ họa Geforce thay vì Quadro cũng cũng là lựa chọn hợp lý, đặc biệt khi giá của card Quadro thường rất cao. Mặc dù các card Geforce không thể hoàn toàn tối ưu cho tất cả phần mềm làm việc, nhưng chúng vẫn có khả năng đáp ứng tốt với lượng nhân cuda phù hợp.
Vì vậy, trong các cấu hình Workstation tối ưu chi phí hiện nay, việc sử dụng các card đồ họa NVIDIA Geforce để thực hiện công việc là phổ biến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những card màn hình giá rẻ của dòng Geforce vẫn không thể so sánh với chất lượng của các card đồ họa Quadro trong việc thực hiện tính toán và dựng hình chính xác.
Để minh họa cho điều này, chúng ta hãy xem xét ba card đồ họa cho laptop có hiệu năng tương đương nhau: Nvidia GTX 1650, Nvidia Quadro T1000 và Nvidia Quadro T2000. Mặc dù cả ba card đều sử dụng con chip TU117 nhưng xung nhịp của chúng lại hoàn toàn khác biệt. Dù GTX 1650 có xung nhịp cơ bản chỉ là 1395, tương đương với T1000 và thấp hơn T2000, nhưng trong thực tế GTX 1650 lại cho trải nghiệm gaming tốt nhất nhờ sở hữu FPS cao hơn 2 cái tên còn lại.
Tuy nhiên, về khả năng xử lý, tính toán hay dựng hình, GTX 1650 không thể sánh ngang với Nvidia Quadro T1000 hay T2000. Lý do chính nằm ở việc sản phẩm Quadro thường được trang bị các tính năng và thuật toán xử lý chuyên biệt. Hơn nữa, card GTX 1650 cũng không đảm bảo sự ổn định trong việc quản lý VRAM và có khả năng gây crash phần mềm nữa.
Chính bởi tâm lý ngày càng ưa chuộng việc sử dụng card đồ họa Geforce cho cả hai mục đích là làm việc và giải trí, Nvidia đã cho phép cài đặt Driver Nvidia Studio cho dòng card Geforce, cụ thể là GTX 1650. Tuy nhiên, dù đã thực hiện điều này, kết quả từ việc sử dụng GTX 1650 vẫn không có sự thay đổi đáng kể và vẫn không thể vượt qua hiệu suất của T1000, mặc dù cả hai có thông số tương tự, bởi card Quadro đã được tối ưu phần cứng và không có chuyện hãng để mảng Quadro của mình bị chính các con đẻ khác giết chết.
Quay trở lại vấn đề chúng ta đang bàn luận, là việc sử dụng máy trạm để chơi game. Mặc dù biết rõ là có thể chơi được, nhưng rõ ràng yếu tố quan trọng đã làm cho máy trạm luôn là lựa chọn hàng đầu cho các môi trường văn phòng, công ty,... chính là việc giới hạn mức xung nhịp của chúng để giúp máy chạy ổn định nhất có thể, đồng thời tăng độ bền của máy trạm lên mức cao hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc hiệu suất của các card đồ họa không thể đạt đến mức fps cần thiết cho trải nghiệm chơi game tốt nhất. Với các tựa game AAA đang ngày càng yêu cầu cao, chẳng hạn như Cyberpunk 2077 thì việc trải nghiệm với tốc độ khung hình thấp đương nhiên không mang lại trải nghiệm thú vị.
Xem thêm: [Cyberpunk 2077] NPH Áp Đặt Nhiều Yêu Cầu Cấu Hình Mới, Game Thủ Cần Ổ Cứng SSD
Ngoài ra, đối với những người dùng chuyên chỉnh màu sắc hình ảnh, làm việc với video, màn hình gaming chắc chắn không phải là lựa chọn tốt. Vì việc tăng tần số quét lên cao có thể có thể làm chất lượng hình ảnh bị giảm xuống, vì thế mà những màn hình dành cho công việc thường chỉ giới hạn tần số quét ở mức 60Hz thay vì 144Hz để màu sắc được chân thật hơn.
Tóm lại, một máy Workstation có giá từ 40-50 triệu đồng, dù có mức giá cao hơn, thì hiệu suất chơi game vẫn không thể bằng được một máy gaming có giá từ 20-30 triệu đồng. Rõ ràng đối tượng chọn mua một chiếc máy trạm sẽ chỉ hướng tới mục đích giải quyết công việc ổn nhất, vì vậy việc bỏ tiền cho mục tiêu chỉ để chơi game chắc chắn sẽ là không có.
Tất nhiên với những ai mua máy tính để giải trí nữa thì Workstation cũng đáp ứng trải nghiệm xem phim và nghe nhạc rất tuyệt vời. Nghe thì có vẻ lạ nhưng thực tế thì những chiếc máy trạm laptop lại cung cấp khả năng xem phim rất tốt.
Tất nhiên, nếu bạn sở hữu một dàn máy tính để bàn thì việc lựa chọn màn hình chất lượng cũng sẽ mang đến trải nghiệm xem phim và nghe nhạc tốt. Tuy nhiên, ở trường hợp này đang nói về các máy trạm laptop, màn hình chắc chắn đi kèm với các linh kiện khác. Với các laptop Workstation, ví dụ như máy của Dell sử dụng màn hình IGZO, HP trang bị công nghệ Dream Color và Lenovo ThinkPad sử dụng Dolby Vision, tất cả đều mang đến sự tinh vi và sắc màu tuyệt vời hơn rất nhiều so với các laptop gaming.
Ngoài ra, hệ thống âm thanh trên các dòng máy trạm cũng được thiết kế rất tốt, thậm chí vượt xa những kỳ vọng của một máy tính chuyên dụng. Do đó, nghe nhạc trên các dòng máy này cũng không hề tệ.
Xem thêm: Điểm Khác Biệt Giữa Máy Tính Thiết Kế Đồ Họa Cao Cấp Với Máy Tính Chơi Game
Tóm lại, nếu bạn đã xác định được rõ ràng nhu cầu của mình là làm việc thì chỉ nên hướng đến một mục đích xây dựng cấu hình máy workstation thay vì yêu cầu cả giải trí cũng phải khủng. Tất nhiên các cỗ máy Workstation vẫn có thể đáp ứng tốt các nhu cầu giải trí này, nhưng đó không phải mục đích chúng được tạo ra và sẽ gây những lãng phí không cần thiết. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc cần tư vấn, hay có nhu cầu mua PC workstation, liên hệ ngay với 3D COMPUTER qua thông tin liên hệ dưới đây để được chăm sóc nhiệt tình nhất nhé!
Địa chỉ kinh doanh: LK3C1, P. Nguyễn Văn Lộc, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0588.69.69.69 - 0588.29.29.29
Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com
Hotline: 0588.69.69.69