• Hỗ trợ trực tuyến

    1KINH DOANH BÁN LẺ 01

    Họ và tên: Mr.Kiên

    Tel: 0588 69 69 69

    Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    2KINH DOANH BÁN LẺ 02

    Họ và tên: Mr. Linh

    Tel: 0588 29 29 29

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    3KINH DOANH PHÂN PHỐI

    Họ và tên: Thu Phương

    Tel: 08 1313 3333

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH

    Họ và tên: Mr. Hùng

    Tel: 0986 27 28 21

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    5KỸ THUẬT 01

    Họ và tên: Vũ Hồng Kiên

    Tel: 0971 836 863

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    6KỸ THUẬT 02

    Họ và tên: Mr. Phúc

    Tel: 0899160777

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

  • Giỏ hàng 0
  • PC3D TOP
  • Hỗ trợ trực tuyến

    1KINH DOANH BÁN LẺ 01

    Họ và tên: Mr.Kiên

    Tel: 0588 69 69 69

    Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    2KINH DOANH BÁN LẺ 02

    Họ và tên: Mr. Linh

    Tel: 0588 29 29 29

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    3KINH DOANH PHÂN PHỐI

    Họ và tên: Thu Phương

    Tel: 08 1313 3333

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH

    Họ và tên: Mr. Hùng

    Tel: 0986 27 28 21

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    5KỸ THUẬT 01

    Họ và tên: Vũ Hồng Kiên

    Tel: 0971 836 863

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    6KỸ THUẬT 02

    Họ và tên: Mr. Phúc

    Tel: 0899160777

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

  • Giỏ hàng (0)
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

So sánh tản nhiệt khí và tản nhiệt nước: Nên chọn cái nào?

Ngày đăng: 19/09/2023

Trong quá trình sử dụng máy tính để học tập, làm việc hay giải trí thư giãn, tản nhiệt là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu năng, sự ổn định cũng như tuổi thọ cho các linh kiện bên trong hệ thống. Tuy nhiên, nhiều anh em chưa thật sự quan tâm cũng như có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của loại linh kiện máy tính này. 

Tản nhiệt là hệ thống có nhiệm vụ làm mát cho các linh kiện tỏa nhiệt bên trong bộ máy tính, đồng thời đảm bảo độ bền cho các linh kiện đó, giúp hạn chế tối đa tình trạng máy quá nhiệt gây sụt giảm hiệu năng.

Tản nhiệt thường được lắp đặt trên bề mặt các linh kiện tỏa nhiệt nhiều nhất như CPU hay VGA. Chúng giúp hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ những linh kiện này trong quá trình vận hành máy tính và phân tán lượng nhiệt này ra ngoài môi trường xung quanh.

 

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

 

Ở thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ có 2 hệ thống tản nhiệt phổ biến nhất mà hầu hết các anh em đều đã rõ, đó là tản nhiệt khí và tản nhiệt nước (gồm tản nhiệt nước All in One và tản nhiệt nước Custom). Việc lựa chọn loại tản nhiệt nào cho bộ PC của mình là vấn đề khiến không ít anh em “đau đầu”.

Vì thế trong bài viết dưới đây, hãy cùng 3D COMPUTER đi tìm hiểu những ưu nhược điểm của từng loại tản nhiệt này và phân tích xem đâu sẽ là loại tản nhiệt phù hợp nhất dành cho bộ máy tính của các bạn nhé! 

TẢN NHIỆT KHÍ LÀ GÌ?

Cấu tạo

Cho đến nay, tản nhiệt khí vẫn là hệ thống tản nhiệt được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Với cơ chế hoạt động đơn giản, giá thành rẻ, dễ dàng lắp đặt và vận hành nên hầu hết các bộ PC, linh kiện máy tính từ cấu hình thấp đến cấu hình cao đều sử dụng tản nhiệt khí.

Ngoài ra, việc sản xuất một bộ tản nhiệt khí tương đối đơn giản, chúng cũng không đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt phức tạp, trong khi hiệu suất làm mát vẫn đảm bảo và phù hợp với phần lớn các bộ máy tính thông dụng trên thị trường. Do đó, không có gì khó hiểu khi tản nhiệt khí vẫn sẽ rất phổ biến trong nhiều năm nữa. 

Tản nhiệt khí thường được cấu tạo từ các loại vật liệu phổ biến, có khả năng dẫn nhiệt và tỏa nhiệt nhanh như Đồng, Nhôm, Niken,... Chúng được sắp xếp ghép tầng với nhau thành một hệ thống bao gồm các ống dẫn nhiệt (Heat pipe) gắn kết với các lá tản nhiệt và phần quạt gió.

Có nhiều thương hiệu tản nhiệt khí nổi tiếng trên thị trường, có thể kể đến như Cooler Master, Noctua, DeepCool, MSI,...

 

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

 

Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của tản nhiệt khí tương đối đơn giản. Chúng sẽ dùng một bề mặt để tiếp xúc với thiết bị tỏa nhiệt (như CPU, VGA,…) thông qua một lớp keo tản nhiệt để hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn. Nhiệt độ tỏa ra từ linh kiện sẽ được hấp thụ qua bề mặt tiếp xúc sau đó được dẫn qua các ống dẫn nhiệt để truyền lên lá tản. Đến đây, hệ thống quạt gió hoạt động sẽ thổi luồng khí nóng xuyên qua các lá tản để phát tán nhiệt độ ra môi trường không khí bên ngoài.

Như vậy, hiểu đơn giản thì tản nhiệt khí là một thiết bị giúp phân tán luồng khí nóng sinh ra trong quá trình hoạt động của các linh kiện máy tính ra ngoài môi trường bên ngoài bằng các ống dẫn nhiệt, lá tản nhiệt và quạt gió. Kích thước tản nhiệt khí càng lớn, các lá tản càng to rộng, số lượng ống đồng hay các lá tản nhiệt càng nhiều thì hiệu quả làm mát cho PC sẽ càng tốt.

Ưu điểm của tản nhiệt khí

  • Giá thành dễ tiếp cận, phù hợp với nhiều người

Ưu điểm lớn nhất khiến nhiều người lựa chọn tản nhiệt khí đó là giá thành rẻ, phù hợp với nhiều người, dễ dàng lắp đặt, vận hành cùng với độ an toàn trong quá trình sử dụng.

  • Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh

Sau một thời gian sử dụng, bộ PC của anh em bị bám bụi là điều không thể tránh khỏi. Lúc này anh em cần vệ sinh làm sạch định kỳ để đảm bảo hệ thống máy tính làm việc ổn định và mượt mà nhất. Đối với các hệ thống máy tính sử dụng tản nhiệt khí, việc tháo lắp và vệ sinh là cực kì đơn giản và hầu hết anh em chúng ta đều có thể tự xử lý được. 

  • Dễ dàng xử lý khi gặp sự cố

Cũng liên quan đến ưu điểm tháo lắp vô cùng đơn giản của tản nhiệt khí mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra, xử lý tại nhà khi PC chẳng may xảy ra sự cố.

  • Công nghệ tản nhiệt khí vẫn được hoàn thiện và phát triển từng ngày

Hiện tại, tản nhiệt khí vẫn đang là công nghệ làm mát phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Chính vì thế nên các hãng công nghệ nổi tiếng Dell, ASUS,... vẫn “đều đặn” cho ra mắt các công nghệ mới như nâng cấp luồng khí, trang bị thêm quạt bổ sung hay rút ngắn đường đi của luồng nhiệt ra môi trường bên ngoài. Chưa kể đến việc nhiều nhà sản xuất cũng cố gắng kết hợp quạt khí với đèn LED để biến chúng thành những linh kiện trang trí đẹp mắt và cá tính. 

 

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

 

Nhược điểm của tản nhiệt khí

  • Kích thước lớn và tiếng ồn khó chịu khi vận hành

Do cơ chế tản nhiệt bằng luồng khí, nên để gia tăng hiệu quả tản nhiệt thì nhiều nhà sản xuất đã phải gia tăng kích thước quạt cùng tốc độ vòng quay lớn hơn. Điều này cũng mang đến những phiền phức nhất định khi mà anh em sẽ phải lựa chọn những vỏ case lớn để có thể chứa được linh kiện này. 

Ngoài ra tiếng ồn lớn phát ra từ quạt trong quá trình vận hành cũng khiến không ít anh em cảm thấy “bức bối”, đặc biệt là vào ban đêm hay khi cần sự tập trung với công việc. Tất nhiên không phải ai cũng cảm thấy khó chịu với tiếng ồn, song đây vẫn là nhược điểm không thể chối cãi của tản nhiệt khí. 

  • Dễ bám bụi bẩn

Do cơ chế hoạt động của cánh quạt khi chuyển động ma sát với không khí sẽ hình thành nên lực tĩnh điện hút các hạt bụi cực nhỏ vào cánh quạt. Vì vậy, sau khoảng một thời gian sử dụng anh em sẽ thấy lớp bụi dày lên và nếu anh em “lười” vệ sinh có thể dẫn đến hiệu năng máy suy giảm cũng như độ bền các linh kiện không được đảm bảo. 

  • Hiệu quả làm mát chỉ dừng ở mức tương đối

Hiệu quả làm mát của tản nhiệt khí sẽ phụ thuộc vào công suất của quạt. Nếu quạt không đủ công suất thì hiệu quả làm mát sẽ không cao, chưa kể đến việc phụ thuộc một phần vào nhiệt độ môi trường. Do đó, đối với các bộ PC “khủng”, người ta thường lựa chọn tản nhiệt nước vì các bộ tản nhiệt khí không thể “cân” được nhiệt lượng sinh ra từ các máy tính này. 

 

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

 

Xem thêm: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG QUÁ NHIỆT GPU

TẢN NHIỆT NƯỚC LÀ GÌ?

Giới thiệu chung

Các linh kiện càng mạnh, sở hữu hiệu năng càng lớn, tiêu thụ điện càng nhiều đồng nghĩa với lượng nhiệt tỏa ra cũng “khủng khiếp” hơn. Lúc này, sự hạn chế về hiệu năng của tản nhiệt khí truyền thống đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu phát triển công nghệ tản nhiệt mới hiệu quả hơn cho các nhu cầu máy tính chuyên nghiệp thường xuyên xử lý các tác vụ nặng. Và tản nhiệt nước chính là câu trả lời! 

Nguyên lý hoạt động của tản nhiệt nước có phần phức tạp hơn so với tản nhiệt khí vì chúng có nhiều bộ phận hơn. Song nếu hiểu đơn giản thì chúng dựa trên nguyên tắc sử dụng chất lỏng (nước cất hoặc dung dịch Coolant) để làm mát, thay vì không khí và cái nào hiệu quả hơn thì chắc anh em cũng thừa biết rồi! 

 

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

 

Theo đó, dung dịch làm mát sẽ chạy một vòng tuần hoàn nhờ các ống dẫn và đi qua các bộ phận của hệ thống tản nhiệt. Mặc dù cũng sử dụng bề mặt tiếp xúc để hấp thụ nhiệt từ linh kiện, nhưng khác ở chỗ phần tiếp xúc này của tản nhiệt nước sẽ rỗng và có 2 lỗ để nước chảy vào và ra, gọi là Water block. Đây cũng chính là thành phần quan trọng nhất của cả hệ thống, chịu trách nhiệm chuyển nhiệt lượng tỏa ra từ CPU/GPU vào trong nước. Water block vẫn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt phần cứng thông qua keo tản nhiệt. Nhiệt lượng sinh ra từ các linh kiện sẽ được chuyển vào chất lỏng làm mát và sau đó được phát tán ra môi trường xung quanh thông qua các lá tản nhiệt.

Tản nhiệt nước được sử dụng cho các bộ máy tính có cấu hình cao, cường độ hoạt động lớn, thường xuyên phải chạy các tác vụ nặng và yêu cầu một hệ thống tản nhiệt hiệu quả. Ngoài ra thì những bộ tản nhiệt nước cũng có thiết kế cực kì ấn tượng, kết hợp cùng hệ thống đèn LED “xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng” sẽ giúp bộ PC của anh em trở nên “chất chơi” hơn bao giờ hết! 

Vòng tuần hoàn của một hệ thống tản nhiệt nước

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

Dung dịch làm mát sẽ được đặt trong bể chứa, và từ bể chứa này, nó sẽ được đẩy qua máy bơm và đưa thẳng vào water block. Tại đây, nước sẽ hấp thụ nhiệt từ bề mặt tản nhiệt và sau đó tiếp tục dòng lên bộ tản nhiệt có gắn quạt. Nước sẽ chảy qua các ống dẫn nhỏ trong bộ tản nhiệt và các lá tản nhiệt này sẽ tiếp tục hấp thụ nhiệt, sau đó xả ra bên ngoài nhờ quạt. Dung dịch làm mát từ bộ tản nhiệt sau đó quay trở lại bể chứa và lặp lại quá trình tuần hoàn này.

Ưu điểm của tản nhiệt nước

  • Hiệu quả làm mát tối ưu

So với tản nhiệt khí thì chắc chắn tản nhiệt bằng nước sẽ mang đến hiệu quả làm mát tốt hơn rất nhiều. Đối với những dàn máy tính “khủng long”, máy trạm, làm việc liên tục trong thời gian dài, dựng hình 3D, render, edit video, cày game AAA cấu hình khủng,... thì tản nhiệt nước chính là lựa chọn khả dĩ nhất mà anh em có thể lựa chọn.  

  • Thiết kế bắt mắt, cá tính

Lắp đặt tản nhiệt nước sẽ giúp thùng máy của anh em trở nên hầm hố hơn rất nhiều. Đặc biệt, với những bộ tản nhiệt Custom, anh em có thể tùy ý lắp đặt và thiết kế theo sở thích. Thể hiện được cá tính riêng của mình thì ai mà chẳng mê đúng không nào? 

  • Thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian

Tản nhiệt nước có thiết kế gọn gàng sẽ phù hợp với bất kỳ thùng Case nào. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà anh em sẽ không còn nỗi lo bị kích chạm vào các linh kiện khác, đặc biệt là RAM trong quá trình sử dụng. 

  • Hoạt động êm ái không tiếng ồn

Anh em nào yêu thích sự yên tĩnh thì tham khảo ngay các mẫu tản nhiệt nước đi nhé, vì chúng hoàn toàn không gây ra tiếng ồn nên sẽ giúp anh em có được môi trường học tập, giải trí và làm việc hoàn hảo nhất. 

  • Không cần vệ sinh quá nhiều

Và còn một ưu điểm tuyệt vời nữa của tản nhiệt bằng chất lỏng, đó là ít bám bụi và không cần lau chùi quá thường xuyên như tản nhiệt khí. Anh em nào “lười” thì cũng tham khảo luôn đi! (đùa vui nhé)

 

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

 

Nhược điểm của hệ thống tản nhiệt nước

Sở hữu nhiều ưu điểm nhưng không có gì là hoàn hảo cả, nên tản nhiệt nước cũng không tránh khỏi những hạn chế như sau: 

  • Giá thành cao, đau ví tiền 

Phần lớn anh em đều sẽ e dè bởi mức giá của tản nhiệt nước không hề rẻ. Có thể đắt gấp 2, gấp 3 lần so với tản nhiệt khí là chuyện bình thường. Mới nghe mà đã đau cái ví rồi! Thế nhưng với những hiệu quả mà nó mang lại thì mức giá này cũng là điều dễ hiểu đúng không nào?

  • Lắp đặt phức tạp, không phải ai cũng làm được

Gần như có rất ít anh em nào đủ tự tin nói rằng mình có thể tự lắp đặt hoàn chỉnh một bộ tản nhiệt nước. Nó đòi một lượng hiểu biết không nhỏ về kỹ thuật, nên nếu anh em không có nhiều kinh nghiệm thì cũng khó khăn phết đấy. Nhưng không sao, chúng ta có sự trợ giúp của các kỹ thuật viên tại 3D COMPUTER mà, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ lắp đặt hoàn toàn miễn phí nhé! 

  • Gây thiệt hại lớn nếu rò rỉ 

Nếu chẳng may lắp đặt sai khiến nước bị rò rỉ ra bên ngoài thì đúng là một vấn đề nghiêm trọng. Các bộ phận phần cứng sẽ bị chập, hỏng hóc, gây thiệt hại nặng nề cho toàn bộ hệ thống. Do đó, trong vấn đề lắp đặt cũng như trong quá trình vận hành, anh em hãy thật sự cẩn trọng nhé! 

 

so-sanh-tan-nhiet-khi-va-tan-nhiet-nuoc

 

Xem thêm: Cách Kiểm Tra Nhiệt Độ CPU Trên Máy Tính Nhanh Chóng

NÊN CHỌN TẢN NHIỆT NƯỚC HAY TẢN NHIỆT KHÍ? ĐÂU LÀ LỰA CHỌN TỐI ƯU HƠN?

Nên chọn tản nhiệt khí hay tản nhiệt nước? Đâu là sự lựa chọn tối ưu hơn dành cho các bạn? Trước hết chúng ta cùng xem xét một vài yếu tố: