1KINH DOANH BÁN LẺ 01
Họ và tên: Mr.Kiên
Tel: 0588 69 69 69
Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
2KINH DOANH BÁN LẺ 02
Họ và tên: Mr. Linh
Tel: 0588 29 29 29
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
3KINH DOANH PHÂN PHỐI
Họ và tên: Thu Phương
Tel: 08 1313 3333
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH
Họ và tên: Mr. Hùng
Tel: 0986 27 28 21
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
5KỸ THUẬT 01
Họ và tên: Vũ Hồng Kiên
Tel: 0971 836 863
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
6KỸ THUẬT 02
Họ và tên: Mr. Phúc
Tel: 0899160777
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
1KINH DOANH BÁN LẺ 01
Họ và tên: Mr.Kiên
Tel: 0588 69 69 69
Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
2KINH DOANH BÁN LẺ 02
Họ và tên: Mr. Linh
Tel: 0588 29 29 29
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
3KINH DOANH PHÂN PHỐI
Họ và tên: Thu Phương
Tel: 08 1313 3333
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH
Họ và tên: Mr. Hùng
Tel: 0986 27 28 21
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
5KỸ THUẬT 01
Họ và tên: Vũ Hồng Kiên
Tel: 0971 836 863
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
6KỸ THUẬT 02
Họ và tên: Mr. Phúc
Tel: 0899160777
Email:
Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày
Kết nối:
Ngày đăng: 05/09/2023
Một điều có thể bạn chưa biết đó là sản xuất linh kiện điện tử là một trong những ngành tiêu thụ vàng nhiều nhất. Và CPU cũng không phải ngoại lệ, người ta cũng sử dụng vàng để tạo nên các vi xử lý máy tính này? Vậy trong CPU rốt cuộc có bao nhiêu vàng, có nên lấy ra để đem bán không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Hầu hết máy tính và các thiết bị điện tử đều chứa các kim loại quý hiếm, trong đó có vàng. Nó thường xuất hiện ở bo mạch PCB (printed circuit board), vi xử lý, và một số linh kiện khác. Thậm chí, ở một số thiết bị điện tử còn có khá nhiều vàng lại là đằng khác. Có thể kể đến một số linh kiện PC tiêu biểu có chứa vàng như:
Bo mạch: Đây chính là nơi có chứa nhiều vàng nhất trong bộ PC. Phần rìa của hầu hết linh kiện trên bo mạch sẽ có chân tiếp xúc và kết nối bằng vàng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy lớp vàng mỏng trên bề mặt bo mạch chủ.
Vi xử lý (CPU): Thường thì CPU sẽ có hàng trăm chân pin mạ vàng ở phần rìa và mặt dưới.
Bộ nhớ trong (RAM): Các chip (QFP và PLCC) được gắn trên RAM máy tính đều được mạ vàng trên chân cắm và dây vàng bên trong, ngoài ra loại chip này cũng có thể có thêm một ít bạc, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Tất nhiên, ngoài vàng và bạc ra thì trong linh kiện máy tính còn chứa rất nhiều kim loại có giá trị khác như Platinum, Palladium, Đồng, Niken, Nhôm, Thiếc, Kẽm,... Nhưng trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào vàng thôi nhé.
Chắc hẳn ai cũng biết vàng là kim loại có giá trị cao. Vậy tại sao người ta lại đem chúng đi làm linh kiện điện tử?
Sở dĩ vàng được dùng trong trường hợp này là do nó sở hữu những đặc tính khá thú vị và hữu ích, ăn đứt các kim loại khác. Những thiết bị điện tử thể rắn (solid-state) thường sử dụng điện áp và cường độ dòng điện rất thấp. Do đó chúng dễ gặp phải tình trạng ăn mòn và xỉn màu tại các điểm tiếp xúc.
Để khắc phục vấn đề này, vàng sẽ là ứng cử viên số 1 vì nó dẫn điện tốt và có khả năng truyền những dòng điện nhỏ và cũng rất ít bị ăn mòn. Cũng vì thế mà các điểm tiếp xúc, rơ-le, dây nối... thường được làm bằng vàng hoặc mạ vàng để tăng độ bền và giúp truyền tín hiệu được ổn định hơn.
Hẳn đến đây, nhiều anh em sẽ thắc mắc nếu trích xuất vàng từ CPU và một số linh kiện điện tử khác thì liệu có giàu lên được không? Và câu trả lời chắc chắn là KHÔNG nhé.
Một số quan điểm cho rằng trong một chiếc PC đời cũ có thể chứa lượng vàng trị giá đến 9 USD, nhưng đó là chưa trừ đi phần chi phí cần có để trích xuất nó. Một số nguồn tin khác thì ước lượng trung bình trong PC bây giờ sẽ chứa khoảng 0,2 gram vàng (trị giá khoảng 12 USD), với laptop thì thường chỉ bằng phân nửa mà thôi.
Thật vậy, tùy thuộc vào từng món linh kiện mà nó sẽ chứa lượng vàng khác nhau. Chẳng hạn, những con chip CPU ngày xưa như Intel Pentium Pro phiên bản gốm có thể chứa đến 0,43 gram vàng, trong khi Intel Pentium phiên bản nắp vàng chứa đến 0,48 gram vàng. Đặc biệt, CPU Intel Pentium Pro phiên bản nắp nhựa nhưng lại có đến 0,55 gram vàng trong lõi. Thật bất ngờ phải không nào?
Theo các chuyên gia, các vi xử lý máy tính được sản xuất sau năm 1998 có lượng vàng giảm đi rất nhiều, bởi hầu hết các CPU này không còn sử dụng công nghệ liên kết bằng dây vàng nguyên khối hoặc nắp mạ vàng như trước kia nữa. Ngày nay, những vi xử lý, nhất là các vi xử lý Intel và CPU AMD Ryzen Zen 4 trở đi, sẽ không còn dùng những chân pin nữa mà thay vào đó, sử dụng những điểm tiếp xúc được mạ 1 lớp vàng mỏng để kết nối với socket trên bo mạch chủ. Thậm chí, một số CPU trên laptop hay những chiếc smartphone còn không có điểm kết nối luôn; những loại vi xử lý này sẽ dùng "solder bump" để hàn chết và liên kết với bo mạch chủ.
Nói ngắn gọn là thì trong CPU tuy có vàng nhưng hàm lượng sẽ rất ít (nhiều khả năng lại là CPU đời mới), cộng với quy trình trích xuất phức tạp nên chúng ta tham khảo là chủ yếu nhé. Nếu chúng ta chỉ xử lý một vài con chip thôi thì nhiều khi chi phí cho các công đoạn tách vàng còn tốn kém hơn cả lượng vàng mà chúng ta thu về. Cho nên việc bán lại nguyên con chip với mấy món linh kiện có khi còn lời hơn nhiều.
Trên thực tế thì việc tách vàng hay các kim loại quý hiếm như bạc, platinum, palladium,... từ CPU và một số linh kiện điện tử vẫn được nhiều nơi tiến hành, nhưng họ có sự hỗ trợ của các công cụ chuyên nghiệp cũng như nguồn linh kiện dồi dào. Còn anh em chúng ta thì có lẽ không nên nghĩ đến việc làm giàu được từ việc này.
Ngoài ra, việc tinh luyện vàng là cực kỳ nguy hiểm do người thực hiện phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thủy ngân, axit nitric và hydrochloric. Vậy nên tốt nhất chỉ nên để chuyên gia làm thôi, vì họ có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, cũng như các kiến thức an toàn cần thiết đúng không nào?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho anh em khám phá thêm được những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại: https://3dcomputer.vn, xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!