• Hỗ trợ trực tuyến

    1KINH DOANH BÁN LẺ 01

    Họ và tên: Mr.Kiên

    Tel: 0588 69 69 69

    Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    2KINH DOANH BÁN LẺ 02

    Họ và tên: Mr. Linh

    Tel: 0588 29 29 29

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    3KINH DOANH PHÂN PHỐI

    Họ và tên: Thu Phương

    Tel: 08 1313 3333

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH

    Họ và tên: Mr. Hùng

    Tel: 0986 27 28 21

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    5KỸ THUẬT 01

    Họ và tên: Vũ Hồng Kiên

    Tel: 0971 836 863

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    6KỸ THUẬT 02

    Họ và tên: Mr. Phúc

    Tel: 0899160777

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

  • Giỏ hàng 0
  • PC3D TOP
  • Hỗ trợ trực tuyến

    1KINH DOANH BÁN LẺ 01

    Họ và tên: Mr.Kiên

    Tel: 0588 69 69 69

    Email: kinhdoanh.3dcomputer@gmail.com

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    2KINH DOANH BÁN LẺ 02

    Họ và tên: Mr. Linh

    Tel: 0588 29 29 29

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    3KINH DOANH PHÂN PHỐI

    Họ và tên: Thu Phương

    Tel: 08 1313 3333

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    4TIẾP NHẬN TRẢ BẢO HÀNH

    Họ và tên: Mr. Hùng

    Tel: 0986 27 28 21

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    5KỸ THUẬT 01

    Họ và tên: Vũ Hồng Kiên

    Tel: 0971 836 863

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

    6KỸ THUẬT 02

    Họ và tên: Mr. Phúc

    Tel: 0899160777

    Email:

    Thời gian mở cửa: Từ 8h-20h hàng ngày

    Kết nối:

  • Giỏ hàng (0)
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

So sánh máy trạm Workstation và máy chủ Server

Ngày đăng: 31/08/2023

Trong thế giới công nghệ hiện đại, sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin, và quản lý dữ liệu đã tạo ra yêu cầu ngày càng cao về hiệu suất cũng khả năng xử lý của các hệ thống máy tính. Để đáp ứng những yêu cầu này, hai loại máy tính đặc biệt đã được tạo ra là máy trạm (Workstation) và máy chủ (Server). Mặc dù cả hai đều được thiết kế để xử lý các nhiệm vụ “nặng đô” và đáp ứng nhu cầu kỹ thuật cao, nhưng chúng có những đặc điểm riêng biệt và ứng dụng khác nhau. Cùng 3D COMPUTER so sánh máy trạm và máy chủ ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

I. Tổng quan về máy trạm

1. Máy trạm Workstation là gì?

Workstation, còn được gọi là máy trạm, là những máy tính chuyên dụng được thiết kế với cấu hình mạnh mẽ. Chúng được xây dựng cho các chức năng điện toán chuẩn của ngành. Để đạt được hiệu suất cao, máy trạm được trang bị thêm phần cứng và được cài đặt phần mềm tối ưu. Các nhà phát triển phần mềm, thiết kế đồ họa, làm phim, thiết kế trò chơi hay các chuyên gia nghiên cứu khoa học,... yêu cầu khả năng tính toán phức tạp thường lựa chọn sử dụng máy trạm như công cụ không thể thiếu của mình. 

 

so-sanh-may-tram-va-may-chu

 

Cấu hình của mỗi máy trạm sẽ thay đổi tùy theo mục đích sử dụng. Nhưng nhìn chung thì chúng có khả năng xử lý, cũng như khả năng lưu trữ và quản lý bộ nhớ cao hơn so với các máy tính thông thường. Một máy trạm làm việc kiêm đồ họa và gaming có thể được trang bị các card đồ họa cao cấp để đảm bảo hiệu suất vượt trội.

Máy trạm thường liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp cũng như các phần mềm được sử dụng trong các ngành đó. Tuy nhiên, phần cứng cũng sẽ được thiết kế để hoạt động tương thích với phần mềm, trong một số trường hợp. Các nhà sản xuất phần mềm thường khuyến nghị các card đồ họa cụ thể để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Đôi khi, các hệ thống còn được trang bị hệ điều hành tùy chỉnh dựa trên cấu hình phần cứng của chúng, đặc biệt trong những trường hợp sử dụng hệ thống đa lõi với luồng hyper-threading, khi mà việc sử dụng các tính năng này đòi hỏi một hệ điều hành phù hợp.

 

so-sanh-may-tram-va-may-chu

 

2. Đặc điểm của máy trạm Workstation

Máy trạm Workstation thường được sử dụng trong các lĩnh vực như kiến trúc, xây dựng, đồ họa kỹ thuật cơ khí, làm phim 3D, biên tập phim, xử lý hình ảnh, âm thanh,... vì chúng có cấu hình mạnh mẽ và độ ổn định cao. Hiện nay, các cấu hình của máy desktop cũng đã được nâng cấp đáng kể, và nhiều người vẫn duy trì thói quen sử dụng desktop để thực hiện những công việc nói trên. Tuy vậy, việc sử dụng Workstation vẫn mang đến nhiều ưu điểm nổi bật hơn nhờ một số lý do dưới đây:

  • Độ ổn định cao và khả năng hoạt động liên tục: Workstation được trang bị những phần cứng chất lượng cao như bộ nhớ ECC có tính năng kiểm tra lỗi, nguồn công suất lớn, hệ thống tản nhiệt CPU hiệu quả để mang tới khả năng hoạt động ổn định trong suốt thời gian dài 24/24H. 

  • Cấu hình mạnh mẽ và linh kiện bền bỉ: Các máy trạm thường có cấu hình cao, phục vụ cho việc xử lý đồ họa chuyên nghiệp và lưu trữ lượng dữ liệu lớn, thực hiện các tính toán phức tạp một cách hiệu quả, và đảm bảo có thể truy xuất thông tin nhanh chóng và an toàn. 

  • Hướng tới người dùng chuyên nghiệp: Workstation được thiết kế để phục vụ các ứng dụng chuyên biệt và đáp ứng các yêu cầu công việc khắt khe. Chúng không dành cho mục đích giải trí, chơi game hoặc công việc văn phòng mặc dù thừa sức thực hiện tốt các tác vụ đó. Máy trạm mang đến cho người dùng một sự kết hợp hoàn hảo nhất giữa phần cứng và phần mềm, chứ không đơn thuần chỉ là việc lắp ráp các linh kiện rời rạc sẵn có như các dòng desktop phổ thông.

  • Linh kiện dễ dàng thay thế: Đa số các máy trạm được thiết kế ở dạng tool-less để có thể tháo lắp linh kiện một cách nhanh chóng và không cần đến các dụng cụ quá phức tạp.

 

so-sanh-may-tram-va-may-chu

 

Xem thêm: Máy Trạm Workstation Dùng Để Giải Trí, Chơi Game Có Được Không?

II. Tổng quan về máy chủ

1. Máy chủ Server là gì?

Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT), máy chủ, còn được gọi là server, là một hệ thống sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu trên mạng máy tính. Chúng được sử dụng để cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ mạng hoặc đáp ứng các yêu cầu từ các máy khách. Do đó, các máy tính dành riêng cho mục đích này thường được thiết kế và cấu hình đặc biệt.

Trong kiến trúc máy khách, máy chủ đóng vai trò làm nhiệm vụ chờ đợi và phản hồi các yêu cầu từ khách hàng hoặc từ các máy tính khác kết nối trong mạng. Vai trò của máy chủ là vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ mạng đa dạng, và chính vì vậy chúng là thành phần cốt lõi trong mạng máy tính.

 

so-sanh-may-tram-va-may-chu

 

2. Đặc điểm của máy tính Server

Được coi như một máy tính, tuy không có màn hình, bàn phím và chuột, nhưng cấu hình phần cứng của máy chủ Server vẫn được trang bị vi xử lý (CPU), bộ nhớ và các thành phần khác. Máy chủ thường được gắn trên một rack máy chủ, trong đó mỗi máy lại được kết nối với một công tắc KMV (Bàn phím-Chuột-Video Switch), kết nối chúng với một chuột bàn phím duy nhất và chuyển đổi. Điều này giúp từng máy chủ có thể được truy cập độc lập thông qua chuyển đổi KMV. Cấu hình này giúp tiết kiệm không gian lưu trữ, giảm chi phí và dễ dàng bảo trì.

so-sanh-may-tram-va-may-chu

Các máy chủ thường hoạt động theo mô hình client-server, trong đó máy chủ (server) chạy các chương trình để phục vụ yêu cầu từ các máy tính khách (client). Các khách hàng có thể kết nối với máy chủ qua mạng, nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Mỗi máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket-listener (giao thức nghe), trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP).

Máy chủ thường phục vụ cho người dùng cá nhân trong tổ chức hoặc cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng. Các loại máy chủ thông thường bao gồm máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ web (web server), máy chủ trò chơi (game server), máy chủ thư điện tử (mail server), máy chủ in ấn (print server), máy chủ ứng dụng (application server) và nhiều loại khác.

so-sanh-may-tram-va-may-chu

Các trang web và dịch vụ mail,... thường sử dụng mô hình client/server mạng này. Mạng ngang hàng (peer-to-peer) là mô hình thay thế, cho phép tất cả các máy tính có thể tự do hoạt động như client hoặc server khi cần thiết. 

Để dễ hiểu, chúng ta lấy ví dụ: Trong một văn phòng với 10 máy tính, nếu mỗi máy tính phải in một tài liệu, thì mỗi máy cần phải kết nối trực tiếp đến máy in hoặc cài đặt driver in trên mỗi máy. Điều này gây tốn thời gian và công sức, cũng như làm phức tạp việc quản lý. Tuy nhiên, khi sử dụng máy chủ in, ta chỉ cần kết nối máy in với máy chủ, sau đó các máy tính khác kết nối với máy chủ thông qua mạng để in. Điều này tiết kiệm thời gian, giảm tải và làm cho quá trình in ấn dễ dàng hơn rất nhiều.

 

so-sanh-may-tram-va-may-chu

 

Xem thêm: Điểm Khác Biệt Giữa Máy Tính Thiết Kế Đồ Họa Cao Cấp Với Máy Tính Chơi Game

III. So sánh máy trạm Workstation và máy chủ Server

Dưới đây là sự khác nhau giữa máy trạm workstation và máy chủ server: 

  • Máy chủ là một phần cứng/phần mềm được dùng để thực hiện các yêu cầu từ các máy tính khác trong mạng. Nó là một dạng máy tính không có màn hình, bàn phím và chuột.

  • Workstation là một loại máy tính có hiệu suất vượt trội được sử dụng cho một tác vụ cụ thể. Thông thường, cả phần cứng và phần mềm trên máy trạm được tối ưu để cung cấp hiệu suất tốt nhất trong một loại công việc cụ thể như đồ họa kỹ thuật 3D, render video, tính toán logic, trí tuệ nhân tạo,...

  • Máy chủ là trung tâm của hệ thống mạng, phục vụ việc đáp ứng các yêu cầu dịch vụ trong mạng.

  • Máy trạm có thể kết nối vào mạng hoặc hoạt động độc lập như một máy tính thông thường.

  • Các máy trạm có các thiết bị nhập / xuất cá nhân như bàn phím, chuột và giao diện video, trong khi các máy chủ không bắt buộc phải có các thiết bị IO cá nhân. Các thiết bị đầu vào / đầu ra được kết nối với nhiều máy chủ thông qua một công tắc KMV trong một rack máy chủ.

  • Workstation thường có GUI (Graphical User Interface - giao diện đồ họa người dùng), nếu không chúng sẽ được sử dụng cho mục đích khoa học cụ thể liên quan đến một hệ điều hành thiết kế với giao diện dòng lệnh (CLI - Command-line Interface). Trái lại, máy chủ không bắt buộc phải có GUI.

 

so-sanh-may-tram-va-may-chu

 

Như đã phân tích ở phần trước, máy trạm Workstation thực chất cũng giống như một máy tính thông thường mà chúng ta hay sử dụng. Tuy nhiên, chúng được trang bị với các linh kiện phần cứng cũng như phần mềm mạnh mẽ tương tự như những Server. Vì thế, máy trạm thường bền bỉ và có hiệu năng mạnh mẽ trong việc thực hiện các tác vụ nặng đặc thù của từng lĩnh vực cụ thể, với khả năng hoạt động liên tục 24/24. Tuy nhiên, để sở hữu một chiếc Workstation, người dùng phải trả một mức giá không hề thấp, có thể ngang bằng mức giá của một Server tầm trung. 

Tại 3D COMPUTER, chúng tôi là địa chỉ chuyên build PC thiết kế đồ họa, Gaming, PC Workstation, máy chủ,... uy tín bậc nhất tại Hà Nội. Quý khách hàng có thể tham khảo ngay các cấu hình máy trạm NGON - BỔ - RẺ nhất hiện nay tại đường link phía dưới đây, rất cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị. 

 

so-sanh-may-tram-va-may-chu

 

Xem ngay: Top 15 PC Workstation Đáng Mua Nhất Hiện Nay Theo Ngân Sách

Liên hệ ngay Hotline 0588.69.69.69 hoặc đến trực tiếp cửa hàng LK3C1, P. Nguyễn Văn Lộc, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất!